Bối cảnh Đệ_nhất_Quốc_hội_Lục_địa

Đại hội

Đại sảnh Carpenters

Quốc hội họp từ ngày 5 tháng 9 đến ngày 26 tháng 10 năm 1774. Từ ngày 5 tháng 9 đến ngày 21 tháng 10, Peyton Randolph làm chủ tọa các phiên họp; Henry Middleton thay thế trong vai trò Chủ tịch Quốc hội Lục địa trong những ngày cuối cùng từ ngày 22 tháng 10 đến 26 tháng 10. Charles Thomson, lãnh tụ của Ủy ban Đối trọng vùng Philadelphia, được bầu làm bí thư của Quốc hội Lục địa.[2]

Kế hoạch Hợp nhất Galloway

Patrick Henry xem chính phủ đã bị giải tán và đang tìm một hệ thống chính trị mới.[3] Đại biểu của Pennsylvania là Joseph Galloway tìm cách hòa giải với Vương quốc Anh. Ông đưa ra một "Kế hoạch Hợp nhất" trong đó đề nghị rằng một bộ phận lập pháp Mỹ nên được thành lập có một số quyền lực, và rằng sự đồng thuận của bộ phận này bắt buộc phải có trước khi các luật lệ của vua được đưa ra áp dụng.[3] John Jay, Edward Rutledge, và các nhân vật bảo thủ khác ủng hộ kế hoạch này của Galloway.[4] (Galloway sau đó gia nhập nhóm bảo hoàng).

Thành tựu

Quốc hội có hai thành tựu chính. Thành tựu thứ nhất là 1 thỏa hiệp của các thuộc địa đưa ra tẩy chay hàng hóa của người Anh bắt đầu vào ngày 1 tháng 12 năm 1774.[5] Các đảo trong vùng Tây Ấn (West Indies) bị đe dọa bằng một cuộc tẩy chay trừ khi các đảo này đồng ý không nhập khẩu hàng hóa của Anh.[6] Hàng nhập khẩu từ Anh giảm đến 97% trong năm 1775 so với năm trước đó.[5] Các ủy ban quan sát và thanh tra được thành lập tại mỗi thuộc địa để thực thi việc liên kết giữa các thuộc địa. Tất cả các hạ viện thuộc các nghị viện thuộc địa đều chấp thuận các phiên họp trừ tỉnh New York.[7]

Nếu "các đạo luật không khoan nhượng" không được hủy bỏ thì các thuộc địa cũng sẽ chấm dứt việc xuất cảng hàng hóa sang Anh sau ngày 10 tháng 9 năm 1775.[5] Việc tẩy chay được thực hiện một cách thành công nhưng tiềm năng của nó làm thay đổi chính sách thuộc địa của người Anh bị dừng lại vì Chiến tranh Cách mạng Mỹ bùng phát.

Thành tựu thứ hai của Quốc hội này là mang đến một Đệ nhị Quốc hội Lục địa nhóm họp vào ngày 10 tháng 5 năm 1775. Ngoài các thuộc địa có gởi đại biểu đến Đệ nhất Quốc hội Lục địa, Quốc hội này cũng đã quyết định vào ngày 21 tháng 10 năm 1774 gởi thư mời đến Quebec, Đảo Saint John (bây giờ là Đảo Prince Edward), Nova Scotia, Georgia, Đông Florida, và Tây Florida.[8] Tuy nhiên, những lá thư này dường như chỉ được gởi đến Quebec (ba lá thư tất cả). Không có các thuộc địa khác trong số vừa kể trên gởi đại biểu đến trong ngày khai mạc Đệ nhị Quốc hội mặc dù có một phái đoàn từ Georgia đến trong tháng 7 sau đó.[9]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đệ_nhất_Quốc_hội_Lục_địa http://www.americanrevolution.com/ContinentalCongr... http://www.footnote.com/browse.php#172590 http://jrshelby.com/sc-links/bancroft.htm http://www.questia.com/PM.qst?a=o&d=493014 http://dig.lib.niu.edu/amarch/index.html http://memory.loc.gov/ammem/amlaw/lwjclink.html http://memory.loc.gov/cgi-bin/ampage?collId=lljc&f... http://memory.loc.gov/cgi-bin/query/r?ammem/hlaw:@... https://archive.org/details/in.ernet.dli.2015.7869... https://archive.org/details/jeffersonsameric0000ri...